3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm

Thứ ba - 13/08/2024 08:48 54 0
Khi mang thai, phụ nữ thường quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi một cách tối đa. Trong giai đoạn này, câu hỏi phổ biến mà nhiều bà bầu đặt ra là liệu có nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không và nếu có, thì vắc xin nào là an toàn và hiệu quả nhất cho mẹ và thai nhi.
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm

Trong các bệnh truyền nhiễm có thể mắc ở thời kỳ mang thai, có một số bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, dẫn tới khả năng thai chết lưu, sảy thai hoặc con sinh ra có dị dạng bẩm sinh.

Ngoài ra, đa số phụ nữ có thai là người trẻ tuổi, thường ở vào giai đoạn mà miễn dịch thu được nhờ các mũi tiêm cơ bản trước đó bắt đầu giảm đi hoặc đã suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân họ và con của họ trong thời gian mới sinh.

Các vắc xin khuyến cáo sử dụng:

- Vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà vô bào giảm liều (Td/Tdap): Cần thực hiện liều tiêm nhắc để dự phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà cho phụ nữ bước vào thời kỳ sinh đẻ, trước khi có thai hoặc trong thai kỳ, nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cho mẹ, đồng thời truyền kháng thể thụ động cho con của họ để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu khi sinh ra.

- Vắc xin viêm gan B: Nên hoàn thiện liều cơ bản đối với vắc xin viêm gan B cho những người chưa được tiêm đầy đủ vắc xin này hoặc tiêm một liều nhắc theo quy định hoặc theo chỉ định của bác sĩ để chủ động phòng nhiễm virus viêm gan B.

- Vắc xin cúm mùa: Cúm mùa là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu phụ nữ nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Nên tiêm nhắc lại một liều vắc xin cúm mùa theo quy định vào bất kỳ lúc nào của thai kỳ.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ không được sử dụng các vắc xin sống, giảm độc lực bao gồm: Sởi đơn, Sởi và rubella (MR), Sởi ơ quai bị - rubella (MMR), Cúm sống, Bại liệt uống (OPV), Rota sống, Lao (BCG sống), Thủy đậu sống và vắc xin phế cầu PCV.

Liều và lịch tiêm cụ thể của từng loại vắc xin được khuyến cáo thực hiện theo đúng lịch tiêm chủng và hướng dẫn cho từng loại vắc xin và từng loại bệnh.

Có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện mỗi liều tiêm chủng.

Nguồn: Bộ Y tế 

 

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay2,346
  • Tháng hiện tại59,604
  • Tổng lượt truy cập3,240,588
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây