Chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Chủ nhật - 26/05/2024 14:41 625 0
Theo báo về công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, tính đến ngày 7/04/2024, số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại Miền Nam (74%), Miền Bắc (13,3%), Miền Trung (9,8%), Tây nguyên chiếm (2,8%). Tính đến nửa đầu tháng 5 năm 2024, luỹ tích từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 20.081 trường họp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Số ca măc ghi nhận chủ yếu trong các cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi măc bệnh.
Chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Tại Tây Ninh, số ca bệnh tay chân miệng tại Tây Ninh có dấu hiệu tăng trong những tuần gần đây. Tính đến tuần 20 của năm 2024, Tây Ninh có 193 ca mắc tay chân miệng đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tăng 126 so với cùng kỳ năm 2023. Về diễn tiến, trong 2 tuần qua (tuần 19 và tuần 20) số ca bệnh hàng tuần có dấu hiệu tăng nhanh hơn những tuần trước đó, tuy nhiên không ghi nhận ca bệnh nặng trong thời gian này.

Về tình hình chung của 20 tỉnh phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TPHCM, tổng số ca mắc trong 19 tuần đầu năm 2024 là 13.495 ca, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 55% so với trung bình cùng kỳ 5 năm trước; số ca mắc những tuần gần đây của khu vực cũng đang gia tăng so với những tuần trước đó; đã có 01 ca tử vong.

Bệnh tay chân miệng do nhóm vi-rút đường ruột (Enterovirus) gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ (như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng) đến nặng (tổn thương não, tim) và có thể tử vong.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. Để phòng bệnh tay chân miệng, ngành Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện theo phương châm 3 sạch: ăn (uống) sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch. Cụ thể là:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

ĐT

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay685
  • Tháng hiện tại48,113
  • Tổng lượt truy cập3,387,377
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây