Nghị định mới quy định về xử lý vi phạm hành chính an toàn thực phẩm

Thứ sáu - 19/10/2018 16:00 98 0

Nghị định mới quy định về xử lý vi phạm hành chính an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP là quy định mức phạt tiền vừa được Chính phủ ban hành đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Chiểu theo nghị định, mức phạt lên tới 200 triệu đồng đối với tổ chức, tập thể và 100 triệu đồng đối với cá nhân.

Cụ thể, nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, bao gồm:

1 – Vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn đối với sản phẩm thực phẩm

2 - Vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm

3 - Vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khai thác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm

4 - Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; Kiểm nghiệm thực phẩm; Phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Đối với những vi phạm, Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng dối với các hành vi:

- Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;...

Theo Nghị định 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo găng tay sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Cụ thể, tại Điều 15 của Nghị định, hành vi người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay… sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng chỉ với một trong các hành vi vi phạm nói trên. Ngoài ra, mức phạt này cũng áp dụng cho việc bày bán, chứa thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không đảm bảo vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến.

Như vậy, với những người bán tủ bánh mì dọc đường, chủ xe cà phê cóc, chủ xe bán xôi dạo, bà bán gánh bún riêu tại chợ… khi pha chế cà phê, gói xôi, múc tô bún cho khách mà không mang găng tay, hoặc không đội mũ, không đeo khẩu trang… sẽ bị phạt vi phạm hành chính lên đến tiền triệu.

Song song đó, Nghị định 115 được đặc biệt chú ý khi mức phạt trong kinh doanh thức ăn đường phố tăng mạnh. Theo Điều 16 của Nghị định, nếu vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt tiền từ từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Nguồn sưu tầm: https://www.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/phat-100-trieu-dong-neu-vi-pham-ve-an-toan-thuc-pham-c52a988732.html

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay3,184
  • Tháng hiện tại31,500
  • Tổng lượt truy cập2,514,482
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây