Cập nhật tổng số ca nhiễm trên người tại Trung Quốc:
- Ca bệnh đầu tiên WHO báo cáo: 01/4/2013.
- Tổng số ca nhiễm trên người tới 19/2/2014: 355 trường hợp nhiễm, 67 tử vong.
- Riêng trong năm 2013: số ca nhiễm 158 trường hợp, tử vong: 45
- Từ đầu năm 2014 tới nay: 197 trường hợp, tử vong: 32
- Số tỉnh, thành phố có bệnh nhân: 14 (không gồm: Đài Loan, Hồng Kong và Malaysia). Năm 2013: có 12 tỉnh và Đài Loan, Hồng Kong.
- Năm 2014 các tỉnh mới: Quảng Tây, Quý Châu
- Riêng tại tỉnh Quảng Tây (giáp biên giới VN) hiện đã có 03 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9).
Tình hình vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm:
- Vi rút cúm A(H7N9) gây nhiễm trên gia cầm, nhưng gia cầm lại không có biểu hiện triệu chứng (khác với H5N1). Chính vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nào bị ốm, nhiễm vi rút cúm A(H7N9).
- Từ ngày 24 – 31/1, Trung Quốc đã lấy 33.400 mẫu trên gia cầm tại các tỉnh để phân tích vi rút cúm A(H7N9). Kết quả cho thấy có 08 mẫu dương tính với vi rút cúm A(H7N9).
- Vi rút cúm A(H7N9) phát hiện tại 05 chợ bán gia cầm sống của các tỉnh: Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Chiết Giang.
- Tại Quảng Tây (tỉnh giáp biên giới VN): đã phát hiện vi rút cúm H7N9 trên gia cầm tại chợ gia cầm nơi có bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 (ngày 28/1).
- Trước tình hình đó, FAO đã cảnh báo nguy cơ lây lan vi rút H7N9 qua biên giới giữa Quảng Tây và Việt Nam, cũng như các tỉnh biên giới của các nước khác (Myanmar, Lào) là rất cao. Từ 6/2013, FAO cũng hỗ trợ Việt Nam giám sát cúm A(H7N9) trên gia cầm tại 60 chợ bán gia cầm sống các tỉnh phía Bắc, kết quả chưa phát hiện bằng chứng có vi rút H7N9 trên gia cầm tại Việt Nam.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Ý kiến bạn đọc