Những câu hỏi thường gặp về nhiễm virus cúm A (H7N9) ở người, Trung Quốc

Thứ hai - 06/05/2013 22:00 160 0

Những câu hỏi thường gặp về nhiễm virus cúm A (H7N9) ở người, Trung Quốc

 

1. Virus cúm A (H7N9) là gì?

Virus cúm A H7 là một nhóm virus cúm thường lưu hành ở chim. Virus cúm A(H7N9) là một phân nhóm của nhóm virus H7. Mặc dù một số loại virus H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) đã từng đôi khi gây bệnh ở người, song chưa có trường hợp nhiễm virus H7N9 ở người nào được ghi nhận cho tới khi có những báo cáo gần đây từ Trung Quốc.

2. Triệu chứng chính của người nhiễm virus cúm A ( H7N9) là gì?

Cho tới nay, phần lớn các bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đều bị viêm phổi nặng. Triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên thông tin về triệu chứng đầy đủ mà bệnh nhiễm cúm A (H7N9) có thể gây ra vẫn còn hạn chế.

3. Cho đến nay đã có bao nhiêu trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9) được ghi nhận ở Trung Quốc?

Những ca mắc mới được báo cáo hiện đang được thu thập và công bố trên mạng hàng ngày. Có thể tìm thấy những thông tin mới nhất về các ca mắc cúm A (H7N9) trên địa chỉ Disease Outbreak News.

4. Vì sao bây giờ loại virus này lại ảnh hưởng tới con người?

Chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi này vì vẫn chưa biết được nguồn tiếp xúc của những trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9) này. Tuy nhiên, phân tích gien của những virus này cho thấy mặc dù chúng tiến hóa từ virus cúm gia cầm (chim), song chúng thể hiện những dấu hiệu cho thấy đã thích ứng để tăng trưởng ở các loài động vật có vú. Biểu hiện thích ứng này bao gồm khả năng kết hợp với tế bào của động vật có vú, và tăng trưởng ở nhiệt độ gần với thân nhiệt của động vật có vú (thấp hơn so với thân nhiệt của chim).

5. Chúng ta đã biết những gì về những trường hợp nhiễm virus cúm H7 trước đây trên toàn cầu?

Từ năm 1996 đến 2012 đã có các ca nhiễm virus cúm H7 ( H7N2, H7N3 và H7N7) ở người được ghi nhận ở Hà Lan, Ý, Ca-na-đa, Mỹ, Mê-hi-cô và Vương quốc Anh. Sự xuất hiện của hầu hết những trường hợp mắc virus cúm H7 này có liên quan đến dịch bệnh gia cầm. Các ca nhiễm trùng chủ yếu gây triệu chứng đau mắt đỏ và viêm đường hô hấp trên nhẹ, chỉ có một trường hợp ngoại lệ bị tử vong ở Hà Lan. Cho tới nay chưa có ca nhiễm virus cúm H7 nào ở người được ghi nhận ở Trung Quốc.

6. Virus cúm A(H7N9) có gì khác với các loại virus cúm A(H1N1) và A(H5N1) không?

Có. Cả ba đều là virus cúm A, song chúng hoàn toàn khác biệt. Virus H7N9 và H5N1 được coi là virus gây bệnh cúm ở động vật và đôi khi gây bệnh cho người. Có thể phân chia virus H1N1 thành những loại thường gây bênh cho người và những loại thường gây bệnh ở động vật.

7. Con người bị nhiễm virus cúm A(H7N9) như thế nào?

Một số ca được xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc môi trường động vật. Virus đã được tìm thấy trên chim bồ câu bán tại một khu chợ ở Thượng Hải. Vẫn chưa biết được những bệnh nhân này bị nhiễm như thế nào. Khả năng lây truyền từ động vật sang người, cũng như khả năng lây truyền từ người sang người đang được điều tra.

8. Làm thế nào để du phòng lây nhiễm virus cúm A(H7N9)?

Mặc dù cả nguồn và phương thức lây nhiễm đều chưa xác định được, song cần tuân thủ các thực hành vệ sinh cơ bản để phòng ngừa lây nhiễm. Những thực hành vệ sinh này bao gồm các biện pháp vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Vệ sinh tay:
    • Rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thực phẩm; rửa tay trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; rửa tay khi tay bị bẩn, và khi chăm sóc cho người thân bị ốm. Vệ sinh tay cũng sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm cho chính bạn (do tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn) và lây nhiễm cho bệnh nhân, nhân viên y tế và những người khác trong bệnh viện.
    • Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước khi nhìn rõ vết bẩn; nếu không nhìn thấy vết bẩn, thì rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn.
  • Vệ sinh hô hấp:
    • Che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, giấy ăn, tay áo hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho; bỏ giấy ăn vào thùng rác ngay sau khi dùng; vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp.

9. Ăn các sản phẩm thịt, chang han thit gia cầm và thịt lợn có an toàn không?

Virus cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín ky. Vì virus cúm gia cầm được bất hoạt ở nhiệt độ thông thường được sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các phần của thực phẩm đều đạt nhiệt độ 70°C— rất nóng — không có phần nào còn màu hồng), ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách hoàn toàn an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn được.

Không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.

Ở những vùng đang xảy ra bùng phát dịch, vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm thịt với điều kiện phải nấu chin (đúng cách) và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến. Ăn thịt sống và các món ăn chế biến từ tiết sống là thói quen ăn uống có nguy cơ cao và cần phải ngăn chặn.

10. Đến các chợ bán động vật và trang trại ở những vùng đã có các ca nhiễm cúm gia cầm được ghi nhận có an toàn không?

Khi đến các khu chợ bán động vật, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc với động vật. Nếu bạn sống ở trang trại và chăn nuôi động vật để làm thực phẩm, như lợn và gia cầm, thì hãy đảm bảo cho trẻ em tránh xa những động vật bị bệnh hoặc chết; tách biệt các loài động vật khác nhau càng xa càng tốt; và thông báo ngay cho nhà chức trách địa phương khi có động vật bị bệnh hoặc chết. Không nên giết mổ và chế biến thịt những động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh để ăn.

11. Có vắc xin phòng virus cúm A(H7N9) không?

Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa nhiễm cúm A(H7N9). Tuy nhiên, virus đã được phân lập và định danh từ những ca mắc cúm đầu tiên. Bước đầu tiên trong việc bào chế vaccine là lựa chọn những virus ứng cử viên có thể đưa vào vaccine. WHO sẽ phối hợp với các đối tác tiếp tục định danh các loại virus cúm A ( H7N9) hiện có để xác đinh các chủng virus ứng cử viên tốt nhất. Sau đó những virus ứng cử viên cho vaccine này có thể được sử dụng để bao che (sản xuất) vaccine nếu cần thiet.

12. Đã có cách điều trị cúm A(H7N9) chưa?

Việc thử nghiệm labo ở Trung Quốc cho thấy rằng virus cúm A ( H7N9) nhạy với các thuốc điều trị cúm gọi là chất ức chế neuramidase (Oseltamivir và Zanamivir). Nếu những loại thuốc này được dùng khi mới mắc bệnh, chúng có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus cúm mùa và cúm A ( H5N1). Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng ta chưa có kinh nghiệm về việc dùng những loại thuốc này để điều trị nhiễm cúm H7N9.

13. Công chúng nói chung có nguy cơ mắc virus cúm A(H7N9) không?

Chúng ta vẫn chưa có đủ hiểu biết về những nhiễm trùng này để khang định kha nang ve nguy cơ đáng kể của việc virus lây lan trong cộng đồng. Khả năng này là chủ đề của các cuộc điều tra dịch tễ học hien đang được tiến hành.

14. Nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm virus cúm A(H7N9) không?

Nhân viên y tế thường phải tiếp xúc với bệnh nhân mac các bệnh truyền nhiễm. Do đó, WHO khuyến cáo cần phải thống nhất áp dụng các biện pháp phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp trong cơ sở y tế, và giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế. Ngoài các biện pháp phòng ngừa chuẩn, nhân viên y tế chăm sóc điều trị cho những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được xác định mắc cúm A(H7N9) cần phải áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa bổ sung.

15. Đã bắt đầu tiến hành điều tra những gì?

Các cơ quan chuc nang y tế quốc gia và địa phương hiện đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có:

  • Tăng cường giám sát các ca viêm phổi chưa rõ nguyên nhân để đảm bảo phát hiện sớm và xét nghiệm khẳng định những ca mắc mới.
  • Điều tra dich tễ, bao gồm việc đánh giá những ca nghi ngờ và người tiếp xúc với những ca đã được xác định.
  • Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y để xác định nguồn gây nhiễm.

16. Loại virus cúm này có đe dọa gây ra đại dịch không?

Bất kỳ loại virus cúm động vật nào phát triển khả năng gây bệnh cho người về lý thuyết đều có nguy cơ gây đại dịch. Tuy nhiên, khả năng virus cúm A(H7N9) có thể thực sự gây ra đại dịch hay không vẫn còn chưa được biết. Chúng ta biết rằng các loại virus cúm động vật khác đôi khi gây bệnh cho con người song toi nay chua tung gây ra đại dịch.

17. Du lịch đến Trung Quốc có an toàn không?

Số ca mắc cúm A(H7N9) được phát hiện ở Trung Quốc là rất ít. WHO không khuyến cáo áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế đi lại nào đối với người từ các nước khác đến Trung Quốc cũng như người rời khỏi Trung Quốc.

18. Các sản phẩm của Trung Quốc có an toàn không?

Chưa có bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa các ca mắc cúm hiện nay với bất kỳ sản phẩm nào của Trung Quốc. WHO khuyến cáo không nên áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào tai thời điểm này.

 

Văn phòng Sở Y tế

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,624
  • Tháng hiện tại40,096
  • Tổng lượt truy cập2,458,461
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây