Hỏi đáp về Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV

Thứ bảy - 13/06/2015 19:15 922 0

Hỏi đáp về Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV

Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông là gì?

- Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (tên tiếng Anh gọi tắt là: MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virút. Tác nhân gây bệnh là vi rút được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Ả Rập Xê út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Vùng Trung Đông.

- Vi rút MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm vi rút này; khoảng một nửa trong số đó có biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong gần 40%. Vi rút lây truyền từ người sang người và có thể lan truyền ra nhiều quốc gia.Trong đó nhiều nhất là 9 quốc gia vùng Trung Đông và gần đây đang gây lo lắng tại Hàn Quốc.
 
Có những triệu chứng gì khi khi nhiễm MERS-CoV?

Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp. Một phần ba số trường hợp có triệu chứng tiêu chảy và nôn

Có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng.
 
Đường lây truyền của MERS-CoV là gì?

MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần qua giọt nước bọt nhỏ.

 
Ổ chứa vi rút MERS-CoV là gì?

Hiện vẫn chưa có công bố chính thức khẳng định rõ nguồn gốc của MERS-CoV từ đâu. Ban đầu vi rút MERS-CoV được cho là lây từ động vật (dơi) sang lạc đà.

Tuy nhiên, gần đây Tổ chức Y tế thế giới thông tin một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Vi rút MERS-CoV phân lập được từ lạc đà có khả năng nhân lên trong tế bào người và tương tự như vi rút phân lập được từ bệnh nhân nhiễm MERS-CoV. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi.

 Đối tượng nhiễm MERS-CoV là ai?

Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, theo ghi nhận hầu hết các trường hợp mắc là người già, những người suy giảm miễn dịch , người có bệnh mãn tính , Suy tim, suy thận , tiểu đường, ung thư … là đối tượng có nguy cơ cao hơn.

 
Khi nào cần đi khám để xác định có bị nhiễm MERS-CoV hay không?

Những người có các dấu hiệu sau cần được thông báo cho các cơ sở y tế địa phương hoặc trung ương để được đánh giá xem có nhiễm MERS-CoV hay không:

- Người có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, có thể có sốt (≥ 38°C), ho;

- Nghi ngờ bệnh viêm phế quản phổi,
- Trước đó có tiền sử đi/đến vùng bán đảo Ả Rập, Hàn Quốc hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc MERS-CoV trong vòng 14 ngày;
- Các triệu chứng viêm đường hô hấp chưa giải thích được rõ ràng về căn nguyên.
+        Vậy bà con nhân dân khi có các dấu hiệu nêu trên thì cần đến ngay Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh, đây là cơ sở Y tế tiếp nhận đầu tiên để chẩn đoán và tiếp nhận nhận bệnh nhân.
Tất cả bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc với bệnh nhân MERS-CoV hoặc từ Trung Đông, Hàn Quốc về có triệu chứng bệnh như trên phải khai báo với bệnh viện khi đến khám bệnh và được khám tại khu vực dành riêng để nhanh chóng đón tiếp người bệnh có các triệu chứng nghi là Hội chứng viêm hô hấp cấp tính vùng Trung Đông –gọi là MERS CoV để được xử lý kịp thời ; tránh lây lan ra cộng đồng.
+        Những khách du lịch đến Việt Nam hay người Việt Nam trở về từ các vùng lưu hành MERS CoV cần khai báo nơi ở của mình sau khi trở về và tiếp tục tự theo dõi các triệu chứng, nếu có triệu chứng thì đến ngay BV Đa Khoa Tây Ninh khám xét nghiệm.
+        Những trường hợp có hội chứng viêm đường hô hấp cấp mà chưa xác định rõ nguyên nhân tại cộng đồng cũng cần được theo dõi và khám để xác định chẩn đoán MERS-CoV và để điều trị kịp thời.
 
Các biện pháp dự phòng lây nhiễm MERS-CoV cho cá nhân và cho cán bộ y tế như thế nào?

Dự phòng chung như đối với bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, cụ thể:

·        Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
·        Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi.
·        Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.
·        Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén... ) với người nhiễm bệnh.
·        Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa...bằng các dung dịch sát khuẩn.
·        Khuyến cáo, trong thời điểm hiện nay không nên đến Trung Đông và Hàn Quốc nếu không cần thiết.
·        Đối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.
 
Giám sát phòng chống và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do MERS-CoV như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV. Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực.

Bộ Y tế đã ban hành :
·        Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới Coronavirus (Quyết định số 3898/QĐ-BYT ngày 12/10/2012);
·        Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Coronavirus mới (Quyết định số 4465/QĐ-BYT ngày 14/11/2012).
 
Hiện đã có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV chưa?
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đang phối hợp với các đối tác để nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng chống bệnh do MERS-CoV.
 
Tổ chức Y tế thế giới và Bộ y tế ta hiện khuyến cáo người dân hạn chế đến các khu vực có người bị bệnh MERS-CoV, nếu khi thật cần thiết đến thì trước khi đi cần tìm hiểu thông tin và các biện pháp phòng ngừa với bệnh này.
 
 Bác Sĩ CK II. Trần Thung
Theo Cục Y tế dự phòng/ Tổ chức Y tế thế giới/ Trung tâm C.D.C Hoa Kỳ

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay1,002
  • Tháng hiện tại48,430
  • Tổng lượt truy cập3,387,694
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây