Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4

Thứ ba - 16/04/2024 08:44 591 0
Ngày 25 tháng 4 hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm ngày thế giới phòng chống sốt rét nhằm nhấn mạnh cam kết cộng đồng về bệnh sốt rét, cũng như sức mạnh toàn cầu trong việc đoàn kết vì mục tiêu chung hướng đến một thế giới không còn bệnh sốt rét.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4

Bệnh sốt rét có thể đe dọa đến tính mạng con người, bệnh gây ra bởi ký sinh trùng được truyền sang người thông qua các vết đốt của muỗi Anophen bị nhiễm bệnh. Với những kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống bệnh sốt rét thời gian qua, Việt Nam và một số nước khác có sốt rét lưu hành nhẹ và trung bình đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chuyển sang chiến lược loại trừ sốt rét, với các hướng dẫn thực hành để tiến tới một thế giới không còn sốt rét. Việt Nam đã xây dựng chiến lược đến năm 2025 sẽ loại trừ sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmpdium falciparum và định hướng đến năm 2030 toàn bộ bệnh nhân bệnh sốt rét do nhiễm các loại ký sinh trùng khác đều được loại trừ.

Ngày 21/12/2023, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã ban hành Quyết định số 1222/QĐ-VSR về việc về việc công nhận các tỉnh Tây Ninh, Quảng Ngãi, Đồng Nai và Kiên Giang khác đạt tiêu chí loại trừ bệnh Sốt rét”.

Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4 năm 2024 với chủ đề: “Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam”, nhằm truyền thông rộng rãi tới người dân về phòng, chống và loại trừ sốt rét, thu hút sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét. Tuy tỉnh Tây Ninh đã được công nhận loại trừ bệnh sốt rét nhưng bệnh vẫn có thể xâm nhập, bùng phát thành dịch nếu người dân và các cấp chính quyền chủ quan, mất cảnh giác, không thực hiện đầy đủ các biện pháp chủ động phòng chống dịch.

“Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại” là thông điệp mà tỉnh Tây Ninh chọn trong ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm nay

Để tiếp tục phòng, chống bệnh sốt rét bệnh hiệu quả, cần thực hiện những biện pháp sau:  

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người với muỗi truyền bệnh bằng cách: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để hạn chế muỗi sinh sản và trú ngụ trong nhà; phòng, chống muỗi đốt bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài khi đi rừng hoặc làm việc; bôi thuốc xua muỗi lên những vùng da hở.

- Kiểm soát tốt việc biến động dân cư giữa vùng có sốt rét lưu hành và vùng không có sốt rét lưu hành, việc dân cư giao lưu qua biên giới, đồng thời kiểm soát việc ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc

Khi bị bệnh sốt rét mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng và cấp thuốc điều trị.Người bị sốt rét nếu phát hiện sớm được điều trị đúng thuốc thì bệnh sẽ khỏi, ngược lại nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng thuốc bệnh sẽ nặng thêm, gây nhiều biến chứng và dễ bị tử vong Khi thấy các biểu hiện của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và phòng lây nhiễm cho người xung quanh..

Sốt rét là một căn bệnh lâu đời, hiện chưa có vắc xin nhưng bệnh có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. Chính vì vậy, để giảm số ca mắc, việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời, các địa phương cần phát động chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét, tăng cường vận động nhân dân tích cực làm tốt vệ sinh môi trường, triển khai các biện pháp bảo vệ cho cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt tập trung vào nhóm đối tượng nguy cơ cao là dân di biến động vào các khu vực có sốt rét lưu hành, Bên cạnh đó, điều tra chủ động và điều trị sớm, kịp thời để góp phần đạt được các mục tiêu giảm mắc, tử vong và không để xảy ra dịch.

Phòng chống bệnh sốt rét cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, chỉ riêng ngành Y tế sẽ không thể giải quyết được vì nó liên quan nhiều đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của chính quyền, ban ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau; trong đó truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Các cơ quan truyền thông cần tích cực phối hợp và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội để cùng chung tay đẩy lùi bệnh sốt rét, tiến tới loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Kim Nguyên – Hà Lê

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,034
  • Tháng hiện tại66,981
  • Tổng lượt truy cập3,247,965
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây