Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống

Thứ năm - 11/04/2024 09:41 307 0
Chiều ngày 10.4, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Bộ Y tế tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh có ông Trương Văn Hùng - Giám đốc Sở Y tế; đại diện lãnh đạo Văn Phòng UBND tỉnh, Phòng Nghiệp vụ Y, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các Bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố…

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, công tác phòng chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ, các bệnh truyền nhiễm lưu hành cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, tại nước ta một số bệnh có vắc xin phòng bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, đã bắt đầu có xu hướng tăng, bệnh sởi ghi nhận tại Hà Tĩnh, Sơn La, Cà Mau, Bình Thuận, Thanh Hóa...; bệnh ho gà ghi nhận tại Nghệ An, Hà Nội, Hồ Chí Minh... Đồng thời một số bệnh lưu hành vẫn ghi nhận số mắc ở mức cao như bệnh tay chân miệng tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, bệnh sốt xuất huyết hàng năm vẫn ghi nhận số mắc cao với hàng trăm nghìn trường hợp mắc, hàng chục trường hợp tử vong. Tại nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tỉnh Khánh Hòa và trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2) tại tỉnh Tiền Giang.

Bộ Y tế nhận định trong thời điểm chuyển mùa hiện nay, với thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao, diễn biến khó lường, có thể bùng phát thành dịch lớn.

Tại tỉnh Tây Ninh, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; không có dịch lớn xảy ra. Về bệnh dại hiện nay đã ghi nhận 01 trường hợp mắc, tử vong do bệnh dại trên người. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 01 ca nhiễm vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis. Ngành Y tế đã thực hiện tốt công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng. Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất phương tiện phòng chống dịch bệnh. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến cáo tới người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, vận động người dân chủ động tiêm chủng.

Tại Hội nghị, các đơn vị từ Trung ương và địa phương chia sẻ về tình hình dịch bệnh, những khó khăn, thách thức cũng như các bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động triển khai các biện pháp khống chế dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo an ninh y tế của quốc gia, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Thông qua Hội nghị, đề cao vai trò và trách nhiệm của các địa phương để tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; tăng cường hiệu quả của thông tin, truyền thông nhằm khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật; triển khai thực chất và hiệu quả các biện pháp chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị Sở Y tế, tỉnh, thành phố chủ động tham mưu với UBND tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phát hiện các ca bệnh sớm ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng, các cơ sở y tế kịp thời và báo cáo theo quy định để Bộ Y tế phối hợp hỗ trợ.

Đối với việc tiêm chủng mở rộng, cần tăng cường công tác tiêm bù, tiêm vét, gắn kết với dự phòng và điều trị. Ngoài ra, căn cứ số lượng, đối tượng tiêm chủng của địa phương, các cơ sở y tế lập nhu cầu tiêm chủng vắc xin cho cả năm gửi cho Sở Y tế trước ngày 30/5, trình UBND tỉnh trước 30/6 để Bộ Y tế có cơ sở đấu thầu, mua sắm vắc xin.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan yêu cầu các Sở Y tế báo cáo với UBND tỉnh, thành phố bố trí kinh phí cho công tác y tế dự phòng, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng bằng nguồn kinh phí địa phương; huy động các nguồn lực và sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm…

Bộ trưởng cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động sớm, đảm bảo công tác hậu cần, kinh phí, sinh phẩm, vật tư y tế, thuốc; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật, nhất là công tác xét nghiệm cho y tế địa phương; tăng cường hỗ trợ, nâng cao chất lượng tỉ lệ tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh, đặc biệt nhóm bệnh có nguy cơ bùng phát và có số tử vong cao… Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

Kim Nguyên

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,871
  • Tháng hiện tại44,178
  • Tổng lượt truy cập3,308,183
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây