Trước hết cần hiểu rằng một đứa trẻ đẻ sống tới khi được 12 tháng tuổi là cả một chặng đường "nguy nan" với nhiều nguy cơ tiểm ẩn mắc bệnh và tử vong. Số liệu của Hoa Kỳ, 1990-2006 cho thấy tỷ suất tử vong không mong đợi trên 100.000 trẻ đẻ sống có thể lên tới 160 (0,16 trên 1000 trẻ). Có ít nhất 3 nhóm nguyên nhân cho tử vong đột ngột của trẻ em, trong đó Hội chứng đột tử trẻ nhỏ chiếm hàng đầu
Nguy cơ cao của hội chứng này được cho là rơi vào các tháng đầu tiên sau sinh. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ tử vong do SIDS trong vòng 4 tháng đầu đời chiếm tới 72% tổng số tử vong đột ngột ở trẻ đẻ sống dưới 1 tuổi (Hình 2). Đây cũng chính là lứa tuổi trẻ nhận được nhiều mũi tiêm dự phòng bắt buộc như bại liệt, viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do HiB, tiêu chảy do Rota vi rút…
Ở Việt Nam do thực trạng đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều phong tục tập quán nuôi dưỡng trẻ nhỏ rất lạc hậu nên tình trạng tử vong đột ngột, không giải thích nổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh còn khá phổ biến.
Theo thống kê của Bộ Y tế hàng năm nước ta có khoảng 27 nghìn trẻ nhỏ tử vong tự nhiên (tỷ lệ tử vong khoảng 18/1000 trẻ đẻ sống). Như vậy mỗi ngày có khoảng 75 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau, tập trung chủ yếu ở những tháng đầu đời. Y văn trên thế giới đã ghi nhận các ca trẻ chết mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập đến tình trạng đột tử ở trẻ em mà việc hút thuốc lá gây ra, đây cũng khuynh hướng nghiên cứu mà nhiều chuyên gia quốc tế lên tiếng
Người ta đã khám nghiệm bộ não của những trẻ tử vong và tìm thấy một số bất thường của tế bào não có chức năng điều hòa nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, và tại Washington: Một nghiên cứu mới cho thấy hút thuốc bà mẹ trong thai kỳ là một yếu tố nguy cơ chính cho hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), với nicotin có thể là chất hoạt tính.
Các nhà nghiên cứu Hemant Sawnani, Erik Olsen, và Narong Simakajornboon, từ Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati, Ohio đã tóm tắt bằng chứng từ cả nghiên cứu trên người và động vật, cho thấy nicotin (trong khói thuốc lá) cản trở sự phát triển của các bộ phận của não, cụ thể tại các trung tâm kiểm soát việc hít thở.
Việc tiếp xúc với khói thuốc lá khi mang thai làm cho trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS) tăng gấp 2- 5 lần và góp phần vào việc sinh non - một yếu tố nguy cơ khác cho SIDS.
Phơi nhiễm nicotine trong tử cung dẫn đến các cơ chế hô hấp bị thay đổi và làm thay đổi việc đáp ứng thông khí phế nang. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai sẽ có nhiều giai đoạn ngưng thở hơn (trẻ sơ sinh ngưng thở) và đã giảm khả năng thức dậy trong khi ngủ để phản ứng với lượng oxy thấp, giúp bé thức tỉnh lại khi bé bị hiện tượng ngủ ụp mặt xuống gối, xuống giường , bé quá nhỏ không thay đổi được tư thế được thì việc bé thức dậy và khóc giúp bà mẹ bế cháu lên vỗ về và sửa lại tư thế giúp bé không đột tử. Các bé sơ sinh có tiền sử là mẹ hút thuốc lá kể cả hút thụ động, vì trong nhà có chồng, có cậu có chú, có ông bà hút thuốc khi bé được sinh ra bé có hệ thống thần kinh không tốt cho việc điều hòa nhịp thở và không phản ứng với nồng độ ô-xy thấp sẽ không thức tỉnh dậy để phản ứng tinh trạng thiếu oxy khiến bé dễ tử vong hơn rất nhiều.
Điều này làm sáng tỏ lý do tại sao hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử (SIDS, cái chết của trẻ sơ sinh).
Harold Farber, phó giáo sư Nhi khoa, khoa Pulmonology, đại học Baylor cho biết: "Những phát hiện này làm nổi bật tầm quan trọng của các chính sách y tế công cộng để ngăn ngừa sự phụ thuộc vào thuốc lá ở trẻ vị thành niên và tầm quan trọng của việc điều trị sự phụ thuộc vào thuốc lá bà mẹ trước khi mang thai.
TRẦN THUNG BS CKII T4G TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc