Hỏi đáp: Bệnh viêm não Nhật Bản

Thứ ba - 15/07/2014 16:50 215 0

Hỏi đáp: Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản:
 Bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, là bệnh có thể phòng ngừa được.
 Bệnh để lại di chứng nặng nề.
 Tỷ lệ tử vong cao 10 -20%.

 

Khái niệm bệnh việm não Nhật bản?
- Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính. Virus viêm não Nhật Bản có ái lực với tế bào thần kinh nên khi xâm nhập vào máu, chúng tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.
- Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản nên được gọi là viêm não Nhật Bản.


Có phải vi rút viêm não Nhật Bản không phải là tác nhân duy nhất gây viêm não vi rút?
- Đúng. Viêm não vi rút do nhiều loại vi rút gây nên, trong đó vi rút viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những tác nhân gây bệnh này. Hiện nay viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10 đến 15% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút.


Vì sao heo được coi là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất?
- Tỷ lệ heo bị nhiễm virút VNNB trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn heo nuôi), và phạm vi heo nuôi tại các hộ gia đình rất lớn (hầu hết gia đình ở nông thôn có nuôi heo).
- Sự xuất hiện vi rút VNNB trong máu heo xảy ra ngay sau khi lợn bị nhiễm virút.
- Thời gian nhiễm virút huyết ở heo kéo dài từ 2 đến 4 ngày với số lượng virút VNNB trong máu rất cao đủ để gây nhiễm cho muỗi để từ đó truyền bệnh cho người.


Nhóm tuổi có nguy cơ mắc ?
- Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút VNNB đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh VNNB chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB.
- Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.


Đường lây truyền của bệnh viêm não Nhật Bản?
- Virus viêm não Nhật Bản khu trú trong heo và chim, khi muỗi đối vật chủ (Heo, chim …) mang virus sau đó lại đốt người thì sẽ truyền bệnh sang cho người.
- Virus viêm não Nhật Bản tồn tại quanh năm nhưng lây truyền mạnh nhất sang người vào mùa hè do đây là thời điểm muỗi sinh sôi và phát triển mạnh.
- Ngoài ra, những nước nông nghiệp như Việt Nam thường là chăn nuôi nhiều heo, chim, thuận lợi cho muỗi phát triển và lưu truyền virus viêm não Nhật Bản. Vì vậy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh cao.


Có phải tất cả các loài muỗi đều có thể lây truyền bệnh VNNB không?
- Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh VNNB, có 2 loài muỗi chính truyền bệnh này đó là Culex. tritaeniorhynchus và Culex. vishnui. Đây là hai loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên được gọi là muỗi đồng ruộng.
- Muỗi thường bay đi hút máu súc vật hoặc máu người vào lúc chập tối; muỗi sinh sản và phát triển nhiều vào mùa hè lúc nắng nóng, mưa nhiều.


Ở Việt Nam bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện từ khi nào và lưu hành ở những vùng nào?
- Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952.
- Bệnh VNNB lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc.
- Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn.


Bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa nào?
- Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5,6, 7.


Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản? Sau khi vi rus xâm nhập vào cơ thể:
- Thời gian ủ bệnh từ 1 - 7 ngày , có khi tới 14 ngày.
- Thời kỳ khởi phát phát : Người bệnh có những triệu chứng như sốt cao 39 – 40 độ C kèm theo đau đầu nhất là ở vùng trán, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, có thể rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Thời kỳ toàn phát: gây cứng gáy, tăng trương lực cơ, mất dần ý thức, ảo giác, có thể bị liệt chi hoặc hôn mê.


Biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản?
- Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao (10 – 20%).
- Bệnh để lại di chứng nặng nề về thần kinh, vận động (Parkinson, động kinh, hôn mê sâu, co giật,…)


Cộng đồng cần làm gì để phòng bệnh viêm não Nhật Bản?
- Tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất.
- Tiêm chủng 3 liều: mũi 1 khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi 2 sau đó 1 – 2 tuần, mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua tuổi 15.
- Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh nên để phòng bệnh cần diệt muỗi và chống muỗi đốt.
- Người dân phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, phun thuốc diệt muỗi và diệt bọ gậy. cho trẻ mặc quần áo dài và ngủ màn. Một số loại thuốc bôi da có tác dụng chống muỗi đốt hiệu quả và an toàn, trẻ hoàn toàn có thể sử dụng.
- Ở khu vực nông thôn, việc chăn nuôi lợn, nuôi chim tạo điều kiện cho virus có nơi trú ngụ. Tuy nhiên, đặc điểm của virus này là bị diệt ở nhiệt độ cao, dưới ánh nắng mặt trời hoặc các chất tẩy rửa diệt trùng. Do đó, các hộ gia đình cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, xây dựng khu chăn nuôi cách xa nhà ở để bảo đảm sức khỏe.


Những lưu ý gì khi cho con tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản
Vắc-xin viêm não Nhật Bản nên được tiêm phòng vào thời gian nào?
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình TCMR.
 Mũi 1: lúc trẻ đủ 1 tuổi
 Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
 Mũi 3: sau mũi 2 là một năm
- Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:
 Mũi 1: càng sớm càng tốt.
 Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
 Mũi 3: sau mũi 2 là một năm.
- Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Nên thực hiện việc tiêm trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vắc xin mũi thứ 3.


Những đối tượng nên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản?
- Những người sống trong vùng có lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản, đặc biệt với trẻ từ 1 đến 15 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh VNNB lưu hành


Những trường hợp nào không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản?
- Người có cơ địa quá mẫn với Thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản lần tiêm trước.
- Người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.
- Người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.
- Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS.


Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản?
- Tại chỗ tiêm: có thể bị đau, sưng, đỏ. (chiếm 5 - 10%).
- Một số có thể có phản ứng toàn than: Sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày.
- Phản ứng phụ thường gặp ở mũi tiêm thứ 2 hoặc thứ 3 hơn là ở mũi tiêm thứ 1.
- Một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.
- Phản ứng phụ có thể được hạn chế: Nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm.
- Theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay631
  • Tháng hiện tại20,191
  • Tổng lượt truy cập3,359,455
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây