Hội nghị Phát triển công tác xuất bản các tạp chí y học

Thứ sáu - 27/07/2012 15:05 185 0

Hội nghị Phát triển công tác xuất bản các tạp chí y học

Ngày 25/7/2012, tại Viện Công nghệ thông tin - Thư viện y học Trung ương, Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Phát triển công tác xuất bản các tạp chí y học.

Hội nghị Phát triển công tác xuất bản các tạp chí y học

 

 Ngày 25/7/2012, tại Viện Công nghệ thông tin - Thư viện y học Trung ương, Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Phát triển công tác xuất bản các tạp chí y học. Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế; Tổng biên tập các báo, tạp chí y học; các phóng viên báo chí.

  

Theo số liệu của Trung tâm Thông tin thư viện y học, thuộc Viện Công nghệ thông tin - Thư viện y học Trung ương (CHITI), thì hiện Việt nam có trên 90 đầu mục tạp chí y sinh, trong đó số xuất bản lâu năm nhất là từ năm 1955. Trong danh sách các tạp chí được tính điểm của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước 2011, có 64 tạp chí thuộc về lĩnh vực y tế.

 Hiện nay, các tạp chí y học ở nước ta phần lớn do các cơ quan y tế trực thuộc Trung ương, các đơn vị nghiên cứu, đào tạo xuất bản. Mặc dù trong thời gian gần đây, có bước phát triển nhanh về số lượng các tạp chí y học, nhưng số lượng ấn bản phát hành của các tạp chí còn rất thấp, mật độ bao phủ không cao. Nhìn chung, chất lượng về hình thức và nội dung của các tạp chí y học đã được cải thiện đáng kể, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách, hướng dẫn, tiêu chí... cần thiết cho quản lý chung nhằm đảm bảo chất lượng của công tác xuất bản tạp chí y học.

 Được coi là “diễn đàn trao đổi, học tập, nghiên cứu khoa học” của ngành Y tế, nhưng công tác xuất bản tạp chí y học luôn gặp phải khó khăn do số lượng độc giả, người mua còn rất ít, nguồn kinh phí eo hẹp, phần lớn dựa vào ngân sách và tài trợ. Hội nghị cũng thẳng thắn nhận định về công tác biên tập, lưu chiểu, phát hành, bản quyền, ngoại ngữ... tại nhiều tạp chí còn yếu và chưa được coi trọng. Các đại biểu nhất trí cần tập trung nâng cao chất lượng của các tạp chí y học thông qua việc chuyên nghiệp hóa ban biên tập; nâng cao quy trình phản biện; tăng cường bình duyệt của đồng nghiệp và cần thiết xúc tiến thành lập Hiệp hội biên tập tạp chí y học.

 Hội nghị cũng đề xuất đưa thêm 7 tạp chí y học Việt Nam là Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm; Tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện TƯ Huế; Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam; Tạp chí Phụ sản; Tạp chí Tim mạch học; Tạp chí Nhi khoa; Tạp chí Lao và Bệnh phổi, là các Tạp chí có đủ tiêu chí để xét duyệt đưa vào Chỉ dẫn Y học Tây Thái Bình Dương (WPRIM), nâng số lượng các tạp chí y học của Việt Nam được đưa vào WPRIM lên con số 19 tạp chí.

 Theo t5g.org.vn

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,011
  • Tháng hiện tại49,439
  • Tổng lượt truy cập3,388,703
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây