Bệnh Ebola và hướng dẫn cách phòng bệnh của WHO

Thứ tư - 13/08/2014 17:40 124 0

Bệnh Ebola và hướng dẫn cách phòng bệnh của WHO

BỆNH EBOLA VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG BỆNH CỦA WHO

    Bệnh virus Ebola (EVD) ( Trước đây hay gọi hoặc sốt xuất huyết Ebola (EHF) phát hiện từ năm 1976 trong vụ dịch ở một ngôi làng bên dòng sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, và bệnh Ebola được đặt tên từ đó.

    Đây là bệnh nguy hiểm, tử vong lên đến 90 % chỉ xảy ra ở người và linh trưởng

Ebola virus có 5 loài
Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
Zaire ebolavirus            (EBOV)
Sudan ebolavirus         (SUDV)
Reston ebolavirus        (RESTV)
Taï Forest ebolavirus  (TAFV).

    Ba tuýp  BDBV, EBOV SUDV gây dịch bệnh quan trọng và chết người tại Phi châu.. Bệnh Ebola có thể được lây truyền từ khỉ và loài dơi ăn trái (fruit bats). Bệnh thường xảy ra lác đác tại vùng Phi châu, nơi mà người dân thường có thói quen ăn thịt rừng. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, Người bị nhiễm từ thú vật hoang dã và sau đó người lây truyền cho người. Dơi ăn trái thuộc họ Pteropodidae có thể xem là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola

    Tính đến ngày 1.8.2014, theo Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O) có 729 người chết ở Tây Phi trong tổng số 1.300 người mắc bệnh virus Ebola. Tổng thống thống Nigeria cảnh báo nước này có hơn 30.000 người có nguy cơ mắc virus Ebola. Một hội nghị cấp vùng đã được tổ chức tại Conakry (Guinea) với mục tiêu huy động 100 triệu USD cho kế hoạch ngăn chặn Ebola.

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra một số hướng dẫn về cách mọi người tự bảo vệ mình.

TẠI SAO CHÚNG TA BỊ NHIỄM VIRUS EBOLA ?

    Lây nhiễm virus Ebola khi tiếp xúc với chất dịch tiết ra từ cơ thể người mắc bệnh như chất nhầy, nước bọt, tinh dịch, nôn mửa, mồ hôi hoặc máu, và virút Ebola từ đó dễ lây lan. “Hầu hết người bị lây nhiễm Ebola là những người sống cùng, chăm sóc người mắc bệnh và đang xuất hiện các triệu chứng của bệnh”, Da , niêm mạc bị tổn thương dễ bị virus Ebola xâm nhập vào qua các vật dụng như quần áo khăn trải giường kim chích đã bị nhiễm bẩn bởi dịch tiết của người bệnh Ebola.

    Tại Châu Phi ghi nhận nhiều trường hợp lây bệnh do tiếp xúc với máu dịch tiết từ các nội tạng động vật bị nhiễm bệnh như Khỉ, vượn, tinh tinh , nhím, dơi , heo rừng....

    WHO cũng cảnh báo những người đàn ông đã khỏi bệnh Ebola vẫn có khả năng lây bệnh trong bảy tuần sau đó qua tinh dịch của họ. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần tránh tiếp xúc với thi thể bệnh nhân nhiễm Ebola.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHƯ THẾ NÀO ?

    Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 2--- 21 ngày. Bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, đau cổ họng... Những ngày sau, bệnh nhân có thể tiêu chảy, nôn, đau bụng, nổi ban, mắt đỏ, nấc. Một số người bị xuất huyết xuất huyết kết mạc, xuất huyết da hoặc xuất huyết tiêu hóa, thận, âm đạo.... Khi có triệu chứng thì khả năng lây bệnh từ người sang người rất dễ xảy ra

 

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG BỆNH ?

    Đối với nhân viên y tế, hai tổ chức trên đề nghị nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như mang khẩu trang, găng tay và áo dài tay để bảo vệ bản thân khi điều trị cho bệnh nhân.Nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Ebola vì đã không thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ y tế.

    WHO khuyến cáo:  đối với thi thể người bệnh, cách tốt nhất và an toàn nhất là hỏa thiêu ngay lập tức và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC ) khuyến cáo cần cách ly theo dõi ngay những trường hợp bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

    Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ cao bị nhiễm như dơi, khỉ, vượn, tinh tinh

    Đặc biệt, chúng ta cần tránh ăn thịt tái hoặc sống bởi Ebola có thể lây nhiễm sang người từ máu, nội tạng hay chất dịch của các loài động vật thú rừng nhiễm virút này.

    Đến nay vẫn chưa có vaccin ngừa Ebola cho người hay động vật., sốt Ebola không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị và chữa triệu chứng là chính, bao gồm uống nhiều nước và điện giải, cung cấp ôxy và duy trì huyết áp, chữa bội nhiễm nếu cần.

 

                                          BS CK II Trần Thung (Tóm tắt và lược dịch theo W.H.O)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,155
  • Tháng hiện tại31,471
  • Tổng lượt truy cập2,514,453
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây