Tăng cường đối phó với diễn biến mới của dịch bệnh EBOLA

Thứ tư - 15/10/2014 22:35 118 0

Tăng cường đối phó với diễn biến mới của dịch bệnh EBOLA

Ngày 13 tháng 10 năm 2014 Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh (EOC) đã họp dưới sự chủ trì của PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng. Tham dự cuộc họp có các thành viên Văn phòng EOC, các cơ quan liên quan, đại diện các Tổ chức quốc tế WHO, FAO, CDC Mỹ và cơ quan truyền thông. Cuộc họp nhằm xem xét và cặp nhật thông tin trước những diễn biến mới của dịch bệnh EBOLA, các biện pháp ứng phó và công tác truyền thông.
Các thành viên EOC tham dự họp về phòng chống Ebola

 

- Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục gia tăng cả về số mắc và số tử vong tại 6 quốc gia châu Phi, đặc biệt 01 trường hợp xác định Ebola tại Mỹ và 01 trường hợp xác định Ebola tại Tây Ban Nha. Trong 6 ngày từ ngày 05/10/2014 đến ngày 10/10/2014 đã tăng 306 trường hợp mắc và 168 trường hợp tử vong. Tích lũy từ tháng 12/2013 đến ngày 10/10/2014, Thế giới đã ghi nhận 8.470 trường hợp mắc, trong đó 4.076 trường hợp tử vong.

- Theo PGS TS Trần Đắc Phu về tình hình gia tăng nhanh chóng số ca mắc và tử vong thời gian qua là điểm đáng chú ý, tuy nhiên cũng cần làm rõ đó là những ca mắc /tử vong mới hay là những ca mắc/tử vong do điều tra hồi cứu hoặc ca mắc/tử vong nghi ngờ, các yếu tố liên quan về dịch tễ học. Ông nhấn mạnh về 2 trường hợp ca bệnh xuất hiện tại Mỹ và Tây Ban Nha là những nước có lây nhiễm ngoài một số quốc gia có dịch. Đây cũng là các quốc gia có các biện pháp phòng ngừa mạnh và hiệu quả, đặc biệt tại Mỹ có 1 trường hợp tử vong. Vậy sở hở của các biện pháp phòng ngừa là ở chỗ nào để Việt Nam biết rút kinh nghiệm. Ngoài ra PGS. TS Trần Đắc Phu cũng  đặt vấn đề về dịch tễ học của bệnh có gì mới và khác trước, các biện pháp ứng phó cần thay đổi và cặp nhật thế nào cho phù hợp với diễn biến mới của bệnh. Vấn đề các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu và công tác thông tin, truyền thông.

- Các chuyên gia đại diện cho các tổ chức quốc tế trao đổi tại cuộc họp đánh giá cao các hoạt động của Việt nam trong đối phó với dịch, bệnh Ebola. Đại diện CDC Hoa Kỳ cho biết: trường hợp ca bệnh tại Mỹ không phải là ca bệnh xâm nhập mà khi vào Mỹ đã biết trước và được kiểm soát. Tuy nhiên, có 1 trường hợp tử vong là một nữ nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân này, nhiễm bệnh và tử vong. Có thể nữ nhân viên y tế này đã chưa thực hiện nghiêm ngặt một khâu nào đó của quy trình phòng ngừa lây nhiễm nên đã lây bệnh và tử vong. Chuyên gia cũng cảnh báo có thể các nhân viên y tế được trang bị rất đầy đủ kiến thức cơ bản về phòng ngừa, được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng ngừa nhưng chỉ cần thực hiện không tốt một khâu nào đó của quy trình phòng ngừa là có thể bị lây nhiễm. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo phải truyền thông cho các nhân viên y tế thật tốt, đầy đủ và nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng ngừa ở mọi công đoạn khi tiếp xúc với người bệnh, làm xét nghiệm... mỗi quốc gia cũng phải chuẩn bị phương án nhân lực y tế thay thế bổ sung cho các nhân viên y tế bị mắc bệnh, tử vong và số nhân viên y tế do tâm lý hoang mang lo lắng bỏ việc.

- Cũng theo các chuyên gia việc đo thân nhiệt hành khách tại các cửa khẩu là một biện pháp, nhưng không phải là một chỉ điểm tốt, cần kết hợp với 1 số yếu tố khác mà chỉ điểm tốt nhất  là các yếu tố liên quan về dịch tễ học, lâm sàng và xét nghiệm. Đường lây nhiễm không có gì thay đổi, không tìm ra bằng chứng lây qua đường không khí. Loài dơi ăn quả là ổ chứa vi rút trong tự nhiên nhưng không có biểu hiện bệnh, ở Việt Nam có loài dơi ăn côn trùng, 2 loài khác nhau nhưng cũng cần truyền thông cho người dân hạn chế sử dụng thịt động vật hoang dã kể cả ăn thịt dơi. Đại diện truyền thông Tổ chức y tế thế giới đánh giá công tác truyền thông của Bộ Y tế trong thời gian qua đối với dịch bệnh Ebola rất tốt. Thời gian tới cần tập trung truyền thông cho đối tượng nhân viên y tế trong toàn ngành.

- Kết luận cuộc họp PGS. TS. Trần Đắc Phu nhất trí cao với nhận định của Tổ chức Y tế thế giới về diễn biến dịch bệnh Ebola ngày càng phức tạp hơn. Tiếp tục làm rõ hơn số ca mắc mới hay phát hiện cộng dồn lại..., lưu tâm đến những ca mắc ngoài quốc gia có dịch để Việt Nam sẵn sàng ứng phó khi có ca xâm nhập. Nguy cơ xuất hiện ca xâm nhâp đối với Việt Nam là có thể vì chúng ta có nhiều người lao động kể cả lao động tự do, khách du lịch, cán bộ nhân viên Nhà nước công tác sinh sống tại những quốc gia có dịch. Về các biện pháp ứng phó tiếp tục thực hiện giám sát khách đi và đến tại 6 quốc gia Châu Phi có dịch, đối với 2 nước Mỹ và Tây Ban Nha chưa áp dụng tờ khai khai báo. Các Viện VSDT/ Pasteur, Cục Quản lý khám chữa bệnh tiếp tục cặp nhật thông tin để bổ sung vào các biện pháp giám sát, quản lý và điều trị trình Bộ Y tế ban hành. Về xét nghiệm Bộ Y tế sẽ đánh giá và cấp chứng nhận cho 4 đơn vị đủ điều kiện xét nghiệm Ebola. Đối với công tác truyền thông tăng cường truyền thông trong các cơ sở y tế cho đối tượng là nhân viên y tế và cũng cần truyên thông những phản ứng của cộng đồng.

 Văn phòng EOC, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay61
  • Tháng hiện tại32,226
  • Tổng lượt truy cập2,515,208
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây