Hội chứng tự kỷ là một khuyết tật phức tạp với tỉ lệ người mắc khá cao trên toàn thế giới. Khoa học chưa tìm được nguyên nhân và cách chữa trị. Nhưng nếu gia đình và cộng đồng có sự sẻ chia và giúp đỡ phù hợp, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống, có thể có nghề nghiệp, sống tự lập, bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ tại Mỹ đang ở mức báo động: 1/110 trẻ. Tại Việt Nam, theo thống kê của ngành Giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học. Trẻ tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học phổ thông.
Cứ 10.000 trẻ thì có 1-5 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh cao gấp 3-4 lần trẻ gái. Bố mẹ thường khó phát hiện sự bất thường của con mình vì cho đến trước 2 tuổi, sự phát triển của trẻ dường như diễn ra bình thường. Các cháu vẫn có vẻ ngoài dễ thương hiền lành, thậm chí là quá hiền, ăn uống và ngủ tốt, phát triển vận động tốt.
Chỉ đến khi đã hơn 2 tuổi mà không chịu nói gì hoặc không nói nữa (nếu trước đó đã bập bẹ vài từ) và có vài ứng xử khác thường so với trẻ cùng tuổi, cha mẹ mới nghi ngờ về sự phát triển của con mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ cho đó là biểu hiện của cá tính như đã kể trên. Việc phát hiện muộn bệnh tự kỷ sẽ hạn chế rất nhiều kết quả trị liệu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm căn bệnh này.
Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ
Ý kiến bạn đọc