Truyền thông về Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11

Thứ ba - 05/11/2024 14:28 59 0
Bắt đầu từ năm 2013, Ngày Pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Theo đó, tại Điều 8 của Luật nêu rõ, ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật  Việt Nam 9-11
Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11

Ngày Pháp luật Việt Nam gồm có các vấn đề chính như sau: 

- Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; 

- Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

- Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;…

Để truyền thông các nội dung cốt lõi, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Lãnh đạo Đảng về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, vừa qua Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương đã có Văn bản số 6194/HĐPH-PBGDPL về việc phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 và truyền thông ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

Theo đó, Hội đồng Trung ương đã định hướng một số thông điệp, khẩu hiệu truyền thông và Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024:  

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

- Mỗi đảng viên là nhân tố quan trọng lan tỏa tinh thần dân chủ và thượng tôn Hiến pháp và pháp luật đến nhân dân.

- Mỗi công dân có ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật thì sẽ tạo nên sức mạnh của dân tộc.

- Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

- Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.

- Tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển.

- Nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng.

- Xác định đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

- Việc xây dựng pháp luật phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp.

- Chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.

- Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, từng bước nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp và chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật.

Tuyết Anh

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay30
  • Tháng hiện tại44,857
  • Tổng lượt truy cập3,308,862
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây