Từ ngày 1/10/2025, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Thứ năm - 10/07/2025 08:39 15 0
Bộ Y tế vừa đã ban hành Thông tư 26/2025/TT-BYT (Thông tư 26/2025) quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thông tư này mang đến nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là về việc bắt buộc kê đơn thuốc và các trường hợp được kê đơn thuốc dài ngày, nhằm tăng cường an toàn, hiệu quả điều trị và tạo thuận lợi cho người bệnh.

Theo đó, Khoản 3 Điều 13 Thông tư 26/2025 quy định lộ trình thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử như sau:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 01 tháng 10 năm 2025;

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Như vậy, từ ngày 1/10/2025, tất cả bệnh viện sẽ bắt buộc kê đơn điện tử.

Điều 10 Thông tư 26/2025 cũng quy định rõ đơn thuốc kê bằng hình thức điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ, lưu trữ bằng phương thức điện tử phải có đủ các thông tin theo quy định của Thông tư này và có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Điều 6 Thông tư 26/2025 quy định yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc như sau:

Người kê đơn thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác các mục trong đơn thuốc hoặc trong hồ sơ bệnh án của người bệnh; Ghi thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh (nếu có); Ghi thông tin về nơi cư trú của người bệnh; 

Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, cân nặng của trẻ; họ và tên người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.

Kê đơn thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) đối với thuốc có một hoạt chất. Số lượng thuốc phải được ghi rõ ràng (ví dụ: số 0 phía trước nếu chỉ có một chữ số, ghi bằng chữ đối với thuốc gây nghiện).

Thông tư 26/2025 quy định rõ người kê đơn thuốc có trách nhiệm thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh; Hướng dẫn việc sử dụng thuốc, tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cho người bệnh hoặc người đại diện người bệnh; hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện người bệnh phải thông báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc; có trách nhiệm khuyến cáo người bệnh về thời hạn tốt nhất của việc mua thuốc trong đơn.

Những trường hợp được kê đơn thuốc trên 30 ngày

Một trong những thay đổi được người dân quan tâm nhất là quy định về việc kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày. Thông tư 26/2025 đã mở rộng đáng kể danh mục các bệnh, nhóm bệnh được phép kê đơn thuốc dài ngày, tối đa lên đến 90 ngày, nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh mắc các bệnh mạn tính, giảm gánh nặng đi lại và chi phí khám chữa bệnh.

Theo đó, từ ngày 1/7/2025 có 252 bệnh, nhóm bệnh sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày thay vì giới hạn tối đa 30 ngày như trước ngày 1/7/2025.  

Danh mục 252 bệnh, nhóm bệnh gồm: bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng; bướu tân sinh; bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch; bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa; bệnh tâm thần; bệnh hệ thần kinh; bệnh mắt và phần phụ của mắt; bệnh hệ tuần hoàn; bệnh hệ hô hấp; bệnh hệ tiêu hóa; bệnh da và mô dưới da; bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết; bệnh hệ sinh dục - tiết niệu; thai nghén, sinh đẻ và hậu sản; vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài; các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế.

Trong số các nhóm bệnh trên có những bệnh mạn tính phổ biến như: tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn lo âu, trầm cảm, viêm gan B mạn tính, HIV/AIDS, suy giáp, suy tuyến yên, Parkinson, Alzheimer, sa sút trí tuệ, Thalassemia, ung thư vú, ung thư tuyến giáp…

Đối với các bệnh thuộc danh mục này, người kê đơn thuốc (bác sĩ) sẽ quyết định số ngày sử dụng của mỗi thuốc trong đơn thuốc, căn cứ vào tình trạng lâm sàng và mức độ ổn định của người bệnh, nhưng tối đa không quá chín mươi (90) ngày. Điều này đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan B mạn tính, HIV/AIDS, ung thư, các bệnh về máu, v.v., giúp họ không phải tái khám thường xuyên mà vẫn đảm bảo đủ thuốc điều trị.

Việc kê đơn thuốc dài ngày phải dựa trên tình trạng lâm sàng và mức độ ổn định của người bệnh. Nếu các tài liệu làm căn cứ kê đơn thuốc (tờ hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, dược thư quốc gia) không có hướng dẫn cụ thể về số ngày sử dụng thuốc, người kê đơn vẫn có thể quyết định kê đơn đến 90 ngày nếu thấy phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Tóm lại, Thông tư 26/2025 về kê đơn thuốc từ ngày 01/7/2025 là một quy định mang tính đột phá, không chỉ siết chặt quản lý kê đơn để đảm bảo an toàn cho người bệnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho những người phải điều trị lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng. Người bệnh và các cơ sở y tế cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ các quy định mới để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Đình Tiến

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay3,187
  • Tháng hiện tại24,281
  • Tổng lượt truy cập4,264,247
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây