Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh

Thứ tư - 19/03/2025 13:28 52 0
Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt...
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi.
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc sởi tại Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng trong những tháng đầu năm 2025, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận sự xuất hiện của các ổ dịch nhỏ lẻ trong cộng đồng. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, dịch sởi có thế lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em và cộng đồng.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sởi là tình trạng chậm trễ trong tiêm chủng của trẻ nhỏ. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trước đây, nhiều trẻ chưa được tiêm phòng đây đủ, khiến tỷ lệ miễn dịch cộng đồng giảm xuống dưới mức an toàn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho virus sởi lây lan nhanh chóng.

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan mạnh nhất Khi miễn dịch cộng đồng không đạt tối thiểu 95%, nguy cơ bùng phát dịch sởi rất cao. Đáng chú ý, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.

Những biện pháp phòng chống bệnh sởi được Bộ Y tế khuyến cáo

Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch:

Đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch.

Các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) cân tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tránh tiếp xúc với nguồn lây:

Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng nghi mắc sởi.

Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa lây nhiễm.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học cần đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng.

Đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học cần được khử trùng thường xuyên bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Phát hiện sớm và xử lý kịp thời:

Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, cần sớm cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh sởi có thể phòng tránh nếu mọi người chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc tiêm vắc xin đầy đủ không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần xây dựng lá chắn miễn dịch vững chắc cho cộng đồng. Vì sức khỏe của trẻ em và cộng đồng, người dân hãy cùng nâng cao ý thức phòng bệnh sởi ngay từ hôm nay.

Theo Bộ Y tế

 

Tác giả: qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay787
  • Tháng hiện tại787
  • Tổng lượt truy cập3,671,142
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây