Một đầu của dây rốn nối với nhau thai, nhau thai lại được gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn nối với bào thai thông qua một lỗ nhỏ trên bụng bào thai, sau này hoàn thiện thành rốn. Khi sinh nở, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho bé. Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng của bé, gọi là cuống rốn. Cuống rốn khô và rụng hẳn trong vòng 10-21 ngày sau khi bé chào đời.
Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp, dây rốn có thể dài – ngắn hơn đôi chút. Cũng có khi, dây rốn bị đứt sớm, khiến bé dễ có nguy cơ ngạt thở.
Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai.
Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.
Khi dây rốn quấn quanh cổ bé
Nhiều người mẹ lo lắng vì khi siêu âm, thấy hình ảnh dây rốn quấn quanh cổ bé. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, thai phụ không cần quá hoảng sợ. Theo thống kê, khoảng 30% số ca sinh nở phải đối mặt với hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ bé. Nhưng các trường hợp như vậy đều tương đối an toàn.
Trường hợp khác, dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối. Khi đó, việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai có thể bị chậm lại. Nếu tình hình xấu đi, người mẹ sẽ được chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nếu sự vận động của bé làm dây rốn thẳng ra thì người mẹ vẫn có thể sinh thường.
Giai đoạn đầu mang thai, dây rốn có xu hướng cuốn quanh thân mình bé thường xuyên. Đến tuần thứ 18, dây rốn và bào thai như đang nổi bồng bềnh trong bụng mẹ. Do đó, chuyện dây rốn bị xoắn lại rồi lại tự tháo ra là điều dễ gặp. Khá nhiều người mẹ bị xoắn dây rốn, còn gọi là “sự cố dây rốn”. Hiện tượng này là khá bình thường và chưa có cách nào phòng tránh được. Nguy cơ khiến bé bị ngạt thở là rất nhỏ.
Ý kiến bạn đọc