Tăng Huyết áp - Cách phòng chống bệnh

Thứ ba - 21/11/2017 18:00 637 0

Phong benh cao HA Key 24112017085738

Phong benh cao HA Key 24112017085738

​   Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp và là vấn đề xã hội, ở các nước phát triển nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn trên 30 tuổi là khoảng 30% dân số (có trên một nửa hơn 50 tuổi có tăng huyết áp).

   Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề như: Tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận….  ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tăng huyết áp còn rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân.

   Tăng huyết áp còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi chỉ có một số ít các bệnh nhân tăng huyết áp có một vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như: Đau đầu, chóng mặt,  mặt đỏ bừng, ù tai… Nhưng đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp lại thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì ngay sau đó cũng là kết thúc cuộc đời của họ do đã bị xuất huyết não nặng nề.

   Đa số các trường hợp tăng huyết áp không gây triệu chứng, cho nên phần lớn người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp mà chỉ tình cờ bệnh nhân có những triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi và yếu tay chân… khi đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ tư nhân khám mới biết mình bị tăng huyết áp.

   Tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới: Huyết áp tâm thu (tối đa) lớn hơn hoặc bằng 140 mmhg, huyết áp tâm trương (tối thiểu) lớn hơn hoặc bằng 90 mmhg.

- Yếu tố gia đình: Tăng huyết áp có tính di truyền.

- Nam tăng huyết cao hơn nữ (Nữ: Mãn kinh cao hơn khi còn kinh).

- Tuổi: Tăng huyết áp thường  xảy ra trên 30 tuổi nhiều nhất trên 50 tuổi.

- Các chất kích thích: Rượu, thuốc lá, cà phê…

- Đời sống thiếu vận động, béo phì.

   Tăng huyết áp cần được chữa trị cẩn thận, tùy vào mức độ của căn bệnh và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sự kiên trì của bệnh nhân vì điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời.

- Thuốc: Điều trị đúng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ. Nên dùng thuốc đều, không nên tự thay đổi liều lượng thuốc hoặc ngưng thuốc (có một số bệnh nhân khi tăng huyết áp thì dùng thuốc, khi huyết áp ổn định thì ngưng điều trị).

- Chế độ ăn uống: Hết sức quan trọng đối với người bệnh:

+ Không nên: Ăn mặn, hạn chế mỡ động vật (nên dùng dầu thực vật) và các loại thức ăn giàu chất đạm (thịt bò, cừu, chó, dê).

+ Nên ăn nhiều loại rau, củ, quả.

+ Hạn chế chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… đồng thời đi đến bỏ hẳn để bảo vệ sức khỏe cho mình.

- Tăng cường luyện tập thể dục:

+ Chế độ tập luyện thường xuyên đều đặn hầu hết các ngày trong tuần (tùy theo tình hình sức khỏe của mình): Tập thể dục, đi bộ, đạp xe đạp…

+ Tránh hoạt động mạnh: Hoạt động gây căng thẳng thần kinh.

- Khám sức khỏe định kỳ.

Phan Minh Mẫn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,364
  • Tháng hiện tại49,966
  • Tổng lượt truy cập2,090,200
website các sở ban ngành
cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
Sở y tế công bố đường dây nóng
hướng dẫn thực hiện gpp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
đường dây nóng
tiếp nhận kiến nghị người dân
trả lời kiến nghị doanh nghiệp
Hộp thư điện tử
công báo
cải cách thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây